Lượt xem: 2199
CHÙA KH’LEANG MỘT DI TÍCH KIỀN TRÚC NGHỆ THUẬT – MỘT ĐỊA CHỈ ĐỎ
CHÙA KH’LEANG MỘT DI TÍCH KIỀN TRÚC NGHỆ THUẬT – MỘT ĐỊA CHỈ ĐỎ

Sóc Trăng là nơi có nhiều đồng bào khmer sinh sống, với nền văn hóa phong phú, đặc sắc, khi đến Sóc Trăng chúng ta không những được thưởng thức lễ hội rực rỡ sắc màu, những điệu múa lời ca rộn ràng. Hơn hết tất cả bản sắc văn hóa của dân tộc khmer được thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất qua những ngôi chùa. Vì ngôi chùa có vai trò to lớn đối với cuộc sống tinh thần của đồng bào Khmer nơi đây.
Chùa Kh’leang nằm ngay trung tâm thành phố, tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, thuộc khóm 5, phường 6. Có thể nói, trong các ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng chùa Kh’leang là ngôi chùa cổ và đẹp nhất trong địa bàn TPST. Chùa được xây dựng cách đây gần 500 năm gắng liền với những truyền thuyết của địa danh Sóc Trăng. Chính điện chùa Kh’leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian trong xanh, đặc biệt có nhiều cây thốt nốt là cây đặc trưng của người khmer.


Cổng chùa Kh'leang

Chùa Kh’leang đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng mãi đến 1918, Chính điện và Sala được xây dựng lại, đồng thời cũng được thay toàn bộ chất liệu. Vẫn là đặc trưng kiến trúc của người Khmer Nam bộ với hình tượng rồng trên mái. Trong tích Phật, đồng bào Khmer thường kể rằng: Rồng là con vật linh thiêng, tự nó biến mình thành thuyền để đưa Phật vượt bể tới các nơi giảng kinh cứu độ chúng sinh. Do đó, Rồng được đưa lên mái chùa với ý đồ mong muốn đức Phật dừng lại để cứu vớt họ thoát khỏi cảnh trầm luân. Tiếp giáp với mái chánh điện là hình tượng chim thần Krud đang nâng đỡ mái thật khỏe khoắn. Với truyền thuyết dân tộc Khmer, chim thần Krud là vua của các loài chim. Còn phía trước và phía sau chính điện chùa Kh’leang đều có hình tượng Chằn đứng bảo vệ chùa, trong các chuyện cổ tích khmer hay trong Dù-Kê, nhân vật Chằn là biểu tượng của cái ác, cái xấu, gây ra cảnh đau khổ cho mọi người. Tuy nhiên trong nghệ thuật tạo hình khmer, Chằn đã được thu phục bởi đức Phật. Việc đặt tượng Chằn bên ngoài chính điện hàm ý cái ác, cái xấu đã được biến cải để phục vụ, để bảo vệ cho cái đẹp cái thiện. 

Bên trong chính Điện là một gian phòng rộng dành riêng cho việc hành lễ. Ngoài 12 cột tròn, phần quan trọng nhất bên trong chính điện là bệ thờ tượng Phật Thích Ca, tượng cao 2,5m đặt ở giữa hai gian trong cùng, không những quí về chất liệu mà còn cả về nghệ thuật điêu khắc. Trên bệ thờ dày đặc những hoa văn họa tiết với các mạng điêu khắc tinh xảo, các hoa văn hình ngọn lửa rất đặc trưng nét văn hóa khmer. Nổi lên một cảm thức thẩm mỹ tinh tế vào cảm hứng. Vì theo hệ Phật giáo tiểu thừa, nên chùa của đồng bào Khmer Nam bộ chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni với nhiều tư thế khác nhau: ngồi thiền định, mới khai sinh, đi khất thực, lúc niết bàn,v.v...

Chính điện chùa Kh'leang

Phần nội thất của chánh điện chùa kh’leang đem lại nhiều khám phá bất ngờ, thú vị cho khách tham quan đó là sự giao thoa của 3 nền văn hoá: Kinh, Khmer, Hoa trong một không gian kiến trúc, thể hiện  rõ trên những cây cột gỗ: nghệ thuật sơn mài Việt, cách phối hợp màu sắc truyền thống người Khmer và nét vẽ đặc trưng của người Hoa, tạo nên một tuyệt tác mà có lẻ chỉ riêng ở chùa Kh’leang mới có. Trong chánh điện chùa Kh’leang ta còn bắt gặp tác phẩm của người Kinh ở bức cửa võng, điều này phản ánh sự giao lưu văn hóa giữa ba dân tộc trong quá trình cộng cư lâu dài đã biết kết hợp các yếu tố tinh hoa trong nghệ thuật để học hỏi và cùng nhau phát triển. Ngoài vài trò là cơ sở tín ngưỡng, ở chánh điện chùa Kh’leang còn lưu giữ, bảo tồn bộ sưu tập về tượng phật với nhiều tư thế, kích cỡ, chất liệu khác nhau được ví như một bảo tàng nghệ thuật cổ về hiện vật. Các hiện vật này do nhiều thế hệ cao tăng đã gìn giữ hàng trăm năm qua, từ sự đóng góp gửi gắm của nhiều phật tử.

Từ khi bắt đầu xây dựng chùa cho đến nay, Chùa Kh’leang đã trải qua 21 vị đại đức trụ trì và vị trụ trì hiện nay là đại đức Tăng Nô (1943). Có vị không những chăm lo xây dựng chùa mà còn tham gia tích cực vào hoạt động cách mạng như chống bắt lính, nuôi chứa cán bộ cách mạng có tên tuổi... có vị phải hi sinh trước nòng súng của địch như Đại Đức Trần Kế An, vị sư cả trụ trì đã bị bọn địch sát hại ngay tại hậu viên chùa. Ông Huỳnh Cương nguyên phó Chủ tịch Quốc Hội, là một giảng sư Phật học tại chùa Kh’leang, cũng trong thời gian giảng dạy tại đây, ông đã sớm giác ngộ cách mạng theo lý tưởng Bác Hồ và đã hoạt động xây dựng cơ sở trong hàng ngũ học sinh, giáo viên và đồng bào sư sãi Khmer. Sau đó ông trực tiếp tham gia kháng chiến, trở thành người con ưu tú của quê hương Sóc Trăng và dân tộc Khmer Nam bộ. Vì thế, vào những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa vừa là nơi tổ chức sinh hoạt tôn giáo vừa là nơi hoạt động cách mạng có hiệu quả nhất của Đảng.  


Bên trong chính điện Chùa Kh'leang

Trải qua năm tháng, với ý nghĩa lịch sử quan trọng cùng với lối kiến trúc giá trị nghệ thuật còn lưu giữ, chùa Kh’leang đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích LS - VH cấp Quốc gia vào ngày 27/04/1990. Kiến trúc chánh điện Chùa kh’leang đã vinh dự được Bộ chọn làm mô hình và xây dựng theo nguyên mẫu tại “Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam”, mỗi năm tại chùa đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, dân tộc, tôn giáo đến nghiên cứu tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc khmer trên mảnh đất Sóc trăng. Chùa Kh’leang là nơi hội tụ tinh túy tinh hoa 3 dân tộc trong quá trình cộng cư lâu đời, là điểm đến lý thú của du khách gần xa khi đến với ngôi chùa.
                            


KH'LEANG PAGODA AN ART ARCHITECTURAL MONUMENT– A RED ADDRESS
Soc Trang is a place where many Khmer people live, with a rich and unique culture. When coming to Soc Trang, we can not only enjoy colorful festivals but also bustling lyric dances. Above all, the cultural identity of the province is most clearly and deeply expressed through the temples. Because the temple plays a great role in the spiritual life of the Khmer people here. Kh'leang Pagoda is located in the city center, on Ton Duc Thang Street, in Corner 5, Ward 6. It can be said that among the Khmer temples in Soc Trang, Kh'leang Pagoda is the oldest and most beautiful temple in the City. The temple was built nearly 500 years ago in association with the legends of Soc Trang. Kh'leang Temple itself is built on high ground with lots of green space, especially many palm trees, which are typical trees of Khmer people.
Kh'leang Temple underwent many restorations, but it was not until 1918 that the Main Hall and Sala were rebuilt and all materials were replaced. It is still an architectural feature of the Southern Khmer people with the image of a dragon on the roof. In Buddhist stories, Khmer people often tell that dragons are sacred animals, turning themselves into boats to take Buddha across the tank to the places where he taught salvation to sentient beings. Therefore, dragons are brought to the roof of the temple with the intention of wanting the Buddha to stop to save them from depression. Adjacent to the roof of the main hall is the image of the bird god Krud supporting the roof very strongly. Khmer national legend, the Krud is the king of birds. In front and behind the main hall of Kh'leang Temple, there is an image of Chin standing guard at the temple. In Khmer fairy tales or in Umbrella-Millet, the character of Chin is a symbol of evil causing suffering to everyone. However, in the Khmer visual arts, Chan was conquered by the Buddha. The placement of the Chin statue outside the main hall implies that evil and evil have been converted to serve and protect the beauty of the good.

Kh'leang Temple Main Gate

Inside the Main Hall is a large room dedicated to the ceremony. In addition to the 12 round columns, the most important part inside the main hall is the altar of Shakyamuni Buddha, a 2.5-meter- high statue placed between the two innermost pavilions that are not only precious in materials but also in sculpture. On the altar are dense with motifs with intricate sculptural webs, flame-shaped patterns are very characteristic of Khmer culture. Emerge a subtle aesthetic sense into inspiration. Because of the Hinayana Buddhist system, the temple of the Southern Khmer people only worships Shakyamuni Buddha with many different postures: meditating, newly born, begging, nirvana, ect. 

The interior of Kh'leang Temple Hall brings many unexpected and interesting discoveries to visitors that are the intersection of 3 cultures: Kinh, Khmer, Hoa in an architectural space, clearly shown on wooden pillars: Vietnamese lacquer art, traditional Khmer color coordination and typical Chinese drawings, creating a masterpiece that perhaps only exists at Kh'leang Pagoda. In the main hall of Kh'leang Pagoda, we also see the works of the Kinh people at the hammock door, which reflect the cultural exchange between the three ethnic groups in a long-term community that has learned to combine the quintessence elements of art to learn and develop together. In addition to acting as a belief base, Kh'leang Pagoda also preserves and protects a collection of Buddha statues with many different postures, sizes, and materials that are likened to an ancient art museum of artifacts. These artifacts have been preserved for hundreds of years by generations of monks, thanks to the contributions of many Buddhists.

Kh'leang Temple Main Hall

Since the beginning of the temple's construction until now, Kh'leang Temple has experienced 21 great abbots and the current abbot is The Great Monk No (1943). Some people not only take care of building pagodas but also actively participate in revolutionary activities such as fighting against soldiers, and raising famous revolutionary cadres... Some had to die in front of enemy guns such as Grand Duc Tran Ke An, the abbot monk who was killed by the enemy in the back of the temple. Huynh Cuong, the former vice president of the National Assembly, is a Buddhist teacher at Kh'leang Temple, and during his time teaching there, he soon became enlightened to the revolution according to Uncle Ho's ideals and worked to build a base among Khmer students, teachers, and fellow Khmer monks. After that, he directly joined the resistance, becoming an elite son of Soc Trang homeland and southern Khmer people. Therefore, in the years of resistance against the US to save the country, the temple was both a place to organize religious activities and the most effective revolutionary activity of the Party.

Inside the main hall

Over the years, with important historical significance along with architectural and artistic values, Kh'leang Pagoda was recognized by the Ministry of Culture as a national cultural-historical relic on 27/04/1990. The main architecture of Kh'leang Pagoda has been honorably chosen by the Ministry as a model and built according to the prototype at the "Cultural - Tourism Village of Ethnic Groups of Vietnam". Each year, the pagoda attracts thousands of domestic and foreign tourists, along with many cultural researchers, and ethnic and religious people who come to study and learn about the Khmer national cultural traditions on Soc Trang land. Kh'leang Pagoda is the quintessential convergence of 3 ethnic groups in the process of a long-tanding community, an interesting destination for tourists near and far when coming to the temple.
 

 

 

VIDEO
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 4/02/2025 (04/02/2025)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 2/02/2025 (03/02/2025)
1 
SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
  • Tất cả: 2626236
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Sóc Trăng
Địa chỉ: 93 đường Phú Lợi, phường 2, Tp Sóc Trăng
Điện thoại/Fax: 02993 822182
Mail: ubndtp@soctrang.gov.vn
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử UBND Thành phố Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.